Trung thu là Tết đoàn viên, nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, không chỉ sum vầy, quây quầy bên nhau ăn uống còn cùng nhau nghe những câu chuyện truyền thuyết Trung thu. Tết Trung thu hằng nằm, người lớn kể cho trẻ con nghe về cung trăng, cung nhau đọc lại những câu chuyện về Chị Hằng, chú Cuội, Thỏ Ngọc.
Những nhân vật thường xuyên xuất hiên trong những câu chuyện đêm rằm tháng tám, Vậy họ là ai? Sao lại sống ở cung trăng? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau của chúng tôi nhé.
Nội Dung
Chị Hằng là ai?
Chị hằng hay là Hằng Nga ở cung trăng, xuất phát từ câu chuyện truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc “Hằng Nga và Hậu Nghê”. Hằng Nga được mô tả với diên mạo xinh đẹp, hiền hậu, tốt bụng, là vợ của Hậu Nghệ vị anh hùng nổi tiếng cứu sống vạn vật, con người và trái đất.
Vào thời xa xưa, trên bầu trời xuất hiện 10 mặt trời, đốt cháy toàn bộ cây cối, hoa lá và khiến cuộc song người dân khốn khó, biển hồ khô cạn. Lúc đó xuất hiện chàng trai cung thủ tài giỏi có tên Hậu Nghệ, chàng trèo lên đỉnh núi Côn Lôn và bắn rụng 9 mặt trời, để lại một mặt trời mang lại sự sống cho trái đất, giúp dân có cuộc sống ấm no bình an.
Trong lần gặp gỡ, Hậu Nghệ và Hằng Nga lấy nhau, mọi người ai đấy đều ngưỡng mộ đôi trai tài gái sắc này. Để bày tỏ lòng biết ơn Vương Mẫu nương nương đã ban tặng cho chàng viên thuốc bất tử, giúp chàng trở thành tiên. Nhưng hậu Nghệ không nỡ ròi xa Hằng Nga, muốn chung sống với nàng đến cuối đời nên đã cất giấu vào chiếc hòm.
Bồng Mông nghe đươc tin này, trở nên tham lam – học trò của Hậu Nghệ, trong một lần Hậu Nghệ đi săn không ở nhà. Bồng Mông nhân cơ hội đó, cần kiếm đột nhập và ép Hằng Nga giao cho mình viên thuốc bất tử. Trong thời khắc nguy cấp Hằng Nga vội nốt viên thuốc quý và bay lên trời.
Vì lòng thương nhớ chồng nên Hằng Nga ở lại cung trăng để ngày đêm trông ngóng về quê nhà, gần Hậu Nghệ hơn. Sau khi biết chuyên Hậu Nghệ đau khổ tận cùng, cứ mỗi dịp đêm trăng tròn làm mâm cổ cúng những món yêu thích của nàng dưới ánh trăng để Hằng Nga trên cung trăng có thể trông thấy.
Sau khi mọi người dân nghe tin Hằng Nga thành tiên nữ ở lại cung trăng, đều lần lượt cúng , bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin sự may mắn, bình an. Từ đó phong tục bái nguyện truyền tới dân gian và cho đến tận bây giờ ( Mâm cỗ cúng gia tiên)
Dịch vụ tổ chức Trung Thu trọn gói giá siêu tuyệt vời
Chú Cuội là ai?
Theo truyền thuyết xưa kể lại, chú Cuội là một chàng tiều phu nghèo khổ, tốt bụng, khỏa mạnh ngày ngày vào rừng để đốn củi vằ săn bán để sinh sống, Không thân thích, họ hàng, chỉ một mình và bầu bạn với chiếc rìu nhỏ.
Một hôm như thường lệ, Cuội lại câm rìu lên rừng sâu đốn củi kiếm sống. Khi vừa được một ôm củi, Cuội nghỉ ngơi gân bờ suối, chợt giật mình thấy một hang cọp. Chỉ thấy 4 hổ con vờn nhau, sợ chúng lớn lên gây họa cho dân làng nên đã diệt trừ chúng.
Hổ mẹ trở về gầm thép đau khổ khi thấy những đứa con của mình đã chết, lồng lọn trước đàn con tắt thở Cuối cũng thấy xót xa và ân hận. Một lát sau hổ mẹ lẳng lặng chạy đến một gốc cây lạ, nhai nát nhả vào những đứa hổ con. Chẳng mấy chốc chúng sống lại.
Cuội bang hoàng, không ngờ cây đó là thần dược có thể cứu sống lũ hổ con, chờ lúc hổ đã đi hết chú Cuội đào gốc cây về nhà trồng và chăm sóc. Chẳng mấy lúc cây quý lớn nhanh, tản lá xanh tươi, to lớn, từ ngày có cây thuốc quý đã cứu song được rất nhiều người. Hằng ngày Cuội chỉ biết đi cứu người, dùng phúc của trời để chia sẽ cho thiên hạ.
Và một hôm cứu song một người con gái chết đuối của nhà phú ông, sau đó 2 người họ đã lấy nhau chung sống hòa thuận, vui vẻ. Một hôm Cuội vào rừng sâu đón củi, chàng dặn dò vợ ở nhà trông coi, không được tiểu vào gốc cây đa quý, quên mất lời chồng dặn người vợ vén váy tiểu dưới gốc cây.
Không ngờ cây quý bổng rung chuyển, bật lên bầu trời. Giữa lúc ấy Cuội quay về, thấy thế bền nhảy lên để níu cây lại, nào ngờ cây thuốc quý với Cuội cùng nhau bay lên trời ở lại cung trăng. Cứ mỗi năm rằm tháng tám nhìn lên người người ta thấy hình rõ cây cổ thụ có người ngồi gốc cây từ đó người ta gọi chú Cuộc gốc dưới gốc cây đa.
Những truyền thuyết Trung Thu mà có thể bạn chưa biết
Thỏ Ngọc là ai?
Chuyện kể rằng Thỏ Ngọc là một chú Thỏ trắng tốt bụng, nhân hậu. Ngày xưa lúc mất mùa, người vật đều nhịn đói, một hôm có 3 vị thần cải trang thần 3 ông lão ăn mày khốn khổ để thử lòng 3 con vật Khỉ, Cáo và Thỏ.
Khỉ, Cáo dung tặng cho họ những thức ăn của mình, riêng chú Thỏ không có gì nên nhảy vào lửa nguyện làm thức ăn cho 3 ông lão. Đứng trước tấm lòng chân tình của Thỏ nên các vị tiên đã đưa Thỏ trắng về cung trăng, hằng ngày giãn thuốc trường sinh cho những vị thần và bầu bạn với Hằng Nga.
Ý nghĩa của chị Hằng, chú Cuội, Thỏ Ngọc trong dịp Trung thu
Trong tiềm thức của mọi người rằm tháng tám hay còn gọi là đêm Trung thu là lúc chị Hằng, chú Cuộc, Thỏ Ngọc xuống trần gian vui chơi, mang lại những điều may mắn, bình an cho mọi nhà. Vào dịp Trung thu các hoạt động múa lân, rước đèn rộn rang, vui nhộn, nhà nhà chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên cùng nhau ngắm trăng và phá cỗ.
Đây là những hình ảnh nhât vật luôn xuất hiên trong đêm rằm tháng tám, mang những hình ảnh giá trị nhân văn và nét đẹp văn hóa. Hy vọng với những chia sẽ của chúng tôi bạn sẽ biết rõ hơn về các nhân vật chú Cuội, chị Hằng và Thỏ Ngọc dịp Trung thu.