Là người Hà Nội hay những du khách từng đến tham quan Hả Nội, chắc chán hình ảnh các nghệ nhân vo vẻ những chiếc tò he độc đáo, ngộ nghĩnh đã không còn xa lạ. Thứ đồ chơi truyền thống quen thuộc, gắn liền với ký ức tuổi thơ và vùng đất cội nguồn của nó – làng nghề thủ công lâu đời, nghề nặn tò he Xuân La, Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội.
Nội Dung
NGHỀ NẶN TÒ HE XUÂN LA, LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG LÂU ĐỜI
Tò he có lẽ là một trong những đồ chơi truyền thống duy nhất tại Việt Nam, gắn liền với bao thế hệ, lịch sử dân tộc, nét đẹp văn hóa, không chỉ là món đồ chơi độc đáo mà còn một món đồ ăn đa sắc màu cho các bạn nhỏ.
Tham khảo bài viết: Trang Trí Sinh Nhật Cho Bé Có Hướng Dẫn
Nặn tò he một nghề độc đáo, chỉ có duy nhất tại Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội, ngôi làng nổi tiếng với những làng nghề lâu đời. Trải qua biết bao thang trầm lịch sử, vẫn còn tồn tại, phát triển không bị mai một.
Tính đến thời điểm bây giờ, làng nghề nặn tò he Xuân La đã tồn tại gần 300 năm, qua nhiều thế hệ, nghề được gìn giữ và lưu giữ lại, làng gồm 400 họ gia đình làm nghề nặn tò he. Không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động còn đạt tổng thu nhập bình quân hàng năm lên tới 4,2 tỷ đồng.
Trò chơi dân gian này trước kia nặn từ bột gạo, bột nếp, gạo tẻ kết hợp với màu phẩm tự nhiên theo công thức, có thể ăn được. Còn được biết đến với cái tên gọi bánh chim cò, một số vùng tại miền Bắc người ta còn gọi là con bánh, bởi bên cạnh hình con thú, còn tạo những hình thù mâm cỗ để đi chùa dâng cúng.
HÌNH TƯỢNG TÒ HE GẮN LIỀN VỚI XUÂN LA, PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI
Tò he từ lâu đã trở thành biểu tượng của làng nghề Xuân La, không chỉ còn là thứ đồ chơi dân dã mà còn là biểu tượng cho nguyên một làng nghề. Mỗi lần nhắc tới tò he là người ta thường nhắc đến những nghệ nhân của làng nghề Xuân La, với đôi bàn tay khéo léo biểu diễn nặn tò he và giao lưu văn hóa tò he.
Để tạo ra những sản phẩm con tò he xinh xắn, ngộ nghĩnh, dễ thương, các nghệ nhân đã phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đến sự khóe léo bột phải được làm từ gạo nếp dẻo, gạo tẻ trắng, tròn, thơm và mịn .
Sau đó, bột được cho vào nồi nước đang sôi làm chín, công đoạn này đòi hỏi sự cẩn thận và kinh nghiệm. Tiếp đến, công đoạn trộn bột cùng phẩm màu đây cũng được xem là giai đoạn cần sự khẻo léo, thể hiện sự điêu luyện cua nghệ nhân. Tạo nên những con tò hè bắt mắt, ấn tượng và an toàn cho trẻ nhỏ.
TÒ HE NGÀY XƯA VÀ BÂY GIỜ
Tò he đã có từ rất lâu, lúc đầu được nhiều người biết đến là thứ đồ chơi yêu thích dành cho các em nhỏ. Được làm bằng các chất liệu an toàn, tự nhiên có thể ăn được, vị ngọt ngào của đường và ấn tượng hơn là có hình thù đẹp mắt, sống động.
Sau này, tò he trở thành các cuộc thi, thử thách đọ tài nghệ, thể hiện sự sáng tạo của người nghệ nhân trong các dịp hội làng – Biểu tượng văn hóa dân gian, nét đẹp truyền thống dân tộc.
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về hay các sự kiện truyền thống dân gian, không thể thiếu đó là đôi tay điêu luyện của những nghệ nhân nặn tò hevới vô số hình ảnh sống động của tò he, đa dạng về hình dáng và thể loại, đáp ứng được các nhu cầu thưởng thức của mỗi người, rất là các bé.
TÒ HE – LỚN LÊN, GẮN LIỀN CÙNG TUỔI THƠ
Không chỉ là một món đồ chơi dân gian truyền thống gắn liền ký ức, tuổi thơ của bao đứa trẻ mà còn ẩn giấu bên trong là những giá trị về cuộc sống, những nét đẹp văn hóa dân tộc ta, đặc biết là đối với những đứa con Xuân La, Phú Xuyên , Hà Nội.
Đi khắp trong làng không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh các ông cụ già, trẻ con nặn tò hè, nhào bột và thích thú chơi đuà cùng nhau, hầu hết nhà nào cũng biết nặn tò he.
Trở về thời gian trước, người dân làng Xuân La thường nặn sẵn những chiếc tò he ở nhà rồi mang ra chợ bán, đặt trưng bày lên dĩa, rá hay những chiếc vòng tròn. Không được gắn sẵn vào thanh tre như bây giờ, về sau người ta tạo hình tò he trực tiếp lên những chiếc que tre.
MÀU SẮC, SỨC SỐNG MỚI CỦA TÒ HE
Tò he ngày trước với 4 màu cơ bản: màu đen, màu đỏ, màu xanh và vàng, được làm theo cách truyền thống, màu sắc có nguồn gốc từ những câu thực vật, lá cây và củ quả, gần gũi với đời sống chúng ta.
Bây giờ, công nghiệp ngày một phát triển, màu sắc đa dạng, phong phú hơn, các màu thực phẩm công nghiệp được dùng để thay thế, bởi màu sắc bắt mắt hơn, tươi hơn và tiết kiệm thời gian cho các nghệ nhân.
Ý thức được giá trị văn hóa, tinh thần của nghề nặn tò he, người dân nơi đây tìm mọi cách để duy trì, khắc phục và phát triển làng nghề lâu đời.
Tò he là đồ chơi truyền thống dân gian vô cùng thú vị, hấp dẫn của nhiều trẻ em và cũng là món quà lưu niệm mộc mạc, đậm chất quê hương, gần gũi và thân thuộc với chúng ta. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm về làng nghề tò he lâu đời nơi đây.