Tết Trung thu cái Tết đoàn viên, khoảng thời gian cho gia đình sum vầy, đoàn tụ, trao nhau chữ “tình”. Vào ngày rằm tháng tám hằng năm, các thành viên gia đình cuàng nhau quây qquaafy bên nhau, cùng nhau ăn uống, trò chuyện, thưởng thức bánh trung thu và cùng nghe những câu chuyện truyền thuyết thú vị.
Theo văn hóa dân gian nước ta, lễ hội trăng rằm gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết về Hằng Nga, chú Cuội, Thỏ Ngọc, nguyệt bánh, nguồn gốc trung thu.
Nội Dung
Nguồn gốc Tết Trung thu
Tết Trung thu hay còn gọi là Tết trông trăng, Tết đoàn viên và Tết thiếu nhi. Như cái tên gọi của nó, Trung thu là giữa mùa thu và rơi vào ngày rằm tháng tắm, tức 15/08 âm lịch hằng năm. Từ ngày xửa ngày xưa 15/08 âm lich được xem là ngày lành, tháng tốt để tiên đoán mùa màng cũng là dịp vui chơi của trẻ em.
Tết Trung thu có nguồn gốc từ thời nhà Đường và thịnh hành vào thời Tống rồi đến nhà Minh nhà Thanh sau đó lan rộng sang các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và trong đó có Việt Năm.
Do bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là các khu phố người Hoa, Hoa kiều. Nó còn được gọi là tết đoàn viên và trở thành một trông những lễ hội truyền thống
Dịch vụ tổ chức Trung Thu trọn gói giá siêu tuyệt vời
Hằng Nga bay lên mặt trăng
Theo truyền thuyến dân gian kể rằng: Vào thời xa xưa trên bầu trời có cùng một lúc 10 mặt trời, thiêu đốt chết hết toàn bộ cỏ cây, cuộc sống nhân dân trở nên khốn khổ, khó khăn. Lúc này xuất hiện một tên cung thủ tài giỏi có tên Hậu Nghệ và bắt rụng 9 mặt trời.
Chàng để lại 1 mặt trời đem lại sự sống cho trái đất, cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc. Hằng Nga vốn là vợ của Hậu Nghệ, trong một lần gặp gỡ hai người phải lòng của nhau, sau đso kết hôn chung sống trong một nhà. Hằng Nga một người phụ nữ xinh đẹp, tốt bụng.
Để tạ ơn Hậu Nghệ đã bắt rụng 9 mặt trời mang lại sự sống cho con người và vạn vật, Tây Vương Mẫu đã ban tặng chàng một viên thuốc trường sinh giúp chàng trở thành thần tiên. Nhưng vì yêu thương muốn chung sống với vợ cả đời, chàng đã cất giấu vào chiếc hòm.
Sau đó Bàng Mông học trò của Hậu Nghệ, nhân lúc chàng đi săn đã ép Hằng Nga phải giao viên thuốc bất tử, trong lúc cấp bách nàng đã nốt trọn viên thuốc và hóa phép bay lên trời. Mong muốn được gần chồng, nàng ở lại cung trăng, ngà đem trông gong Hậu Nghệ và quê hương.
Cứ mỗi dịp trăng tròn, Hậu Nghệ vì thương nhớ vợ hiền bày mâm cỗ với những món vợ thích để Hằng Nga trông thấy. Từ đó phong tục này được truyền tới bây giờ vì cầu mong bình an, may mắn và hạnh phúc.
Danh sách món ăn ngon đảm bảo chinh phục cả nhà trong đêm Trung Thu
Truyền thuyết Thỏ Ngọc
Ngày xửa ngày xưa, có 3 vị thần tiên biến thành những ông già nghèo khó để thử lòng của 3 con vật Khỉ, Cáo và Thỏ. Cáo và Khỉ đã trao cho họ những thức ăn của mình, nhưng chỉ riêng Thỏ không có gì cả. Vì lòng tốt bụng Thỏ nguyện làm thức ăn và nhảy vào lửa.
Quá cảm động trước tấm lòng, sự hy sinh của Thỏ, 3 vị thần đã đưa Thỏ lên cung trăng, hằng ngày giã thuốc trường sinh cho các vị thần tiên và ở lại bầu bạn cùng Hằng Nga.
Truyền thuyết về bánhTrung thu
Bánh Trung thu đã xuất hiện đã từ rất lâu cách đây 3000 năm về trước. Tục lệ ăn bánh Trung thu nhân dịp đêm trăng tròn được cho là liên quan đến cuộc nổi dậy chống Mông Cổ của người Trung nguyên vào thế kỉ 14.
Quân Hán đã lên kế hoạch cho cuộc nổi loạn diễn ra và ngày 15/08 âm lịch và nhét những mẫu giấy ghi ngày khởi nghĩ vào trong nhân bánh và phát cho người dân. Khởi nghĩa thắng lợi rằm tháng 8 thành ngày trọng đại.
Từ đó ăn nguyệt bánh vào ngày trăng tròn đã trở thành một phong tục trong dịp Trung thu, ngày này các thành viên trong gia đình cùng nhau ăn tối dưới mâm cỗ gia tiên, thưởng thức bánh và tặng những chiếc bánh Trung thu như lời cầu chúc sức khỏa, bình an, may mắn.
Sự tích chú Cuội ngồi gốc cây đa
Truyện kể từ ngày xưa có một tiều phu có tên là Cuội, một ngày nọ Cuội đi vào rừng đốn củi thì bất ngờ gặp thấy hổ và đánh nhau với chúng. Trong lần đó Cuội phát hiện và đem cây thuốc thần về nhà trồng và chăm sóc.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuộc cứu sống đươc nhiều người và cứu vợ của mình, trong một lần đi rừng kiếm củi dặn dò vợ ở nhà trông coi, đến chiều chồng vẫn chưa về. Người vợ ra vường sau quen mất lời dặn của chồng đã tưới nước bẩn vào cây thuốc quý. Không ngờ sau đó mặt đất rung chuyển, gió thổi ào ào, cây đa bật gốc và bay lên trời.
Vừa lúc đó Cuối về nhà, hốt hoảng nắm lấy cây đa, níu cây lại và cả 2 đều bay lên trời, từ đó Cuội ở luôn trên cung trăng cùng cây thuốc quý. Cứ mỗi đem trăng tròn, nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc cây, người ta gọi là hình chú Cuội dưới gốc cây đa.
Trên đây là những câu chuyện truyền thuyến mà Biểu diễn ảo thuật muốn gửi đến bạn trong dịp Trung thu, chúc các bạn có một lễ Trung thu ấm áp, hạnh phúc và bình an.