Trung thu là Tết đoàn viên, là nét đẹp truyền thống văn hóa của người dân Việt bởi nó mang cho mình nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc, gắn liền với hầu hết tuổi thơ của mỗi chúng ta. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết về sự tích huyền bí, ý nghĩa sâu sắc của ngày tết trung thu.
Vậy thì hãy cùng Goparty khám phá nguồn gốc, ý nghĩa của ngày tết trung thu qua bài viết dưới này nhé!
Nội Dung
TẾT TRUNG THU LÀ GÌ?
Tết Trung thu là ngày Tết của trẻ em – Tết thiếu nhi hay còn gọi là Tết đoàn viên, Tế trông trăng. Đây là ngày mà các em thiếu nhi trông chờ nhất, vì vào ngày này các em thường được vui chơi và nhận những món quà tặng từ người lớn như đèn ông sao, mặt nạ, tò he,.. Và được ăn bánh Trung thu, loại bánh đặc trưng trong dịp lễ này.
Người ta cũng thường cúng gia tiên, bày cỗ, trông trăng vào đêm rằm tháng tám. Ở thời trước, vào khoảng thời gian trăng lên cao, trẻ em sẽ ca hát múa, phá cỗ và chơi các trò chơi dân gian, tổ chức xem múa lân, múa rồng.
Không chỉ vậy Tết Trung thu còn được coi là một ngày hội mừng thu hoạch được mùa màng, những người nông dân được nghỉ ngơi, vui chơi, sum vầy bên gia đình sau một mùa vụ. Ngày này không chỉ là ngày truyền thống của Việt Nam mà còn là ngày hội đặc trưng của một số nước Đông Năm Á, Đông Á.
Dịch vụ tổ chức Trung Thu trọn gói giá siêu tuyệt vời
TẾT TRUNG THU NGÀY BAO NHIÊU?
Tết Trung thu là ngày bao nhiêu? Ngày mấy dương lịch? Chắc hẳn là câu hỏi được nhiều bạn đặt ra khá nhiều, vì chúng ta ít có xu hướng thường xuyên cập nhật lịch âm đúng không nào.
Tết Trung thu được tính theo âm lịch hằng năm, tức ngày 15 tháng 08 âm lịch – ngày rằm tháng tám. Còn vào năm nay 2021 Tết Trung thu sẽ rơi vào thứ ba ngày 21 tháng 09 đấy.
NGUỒN GỐC CỦA NGÀY TẾT TRUNG THU
Mỗi khi nhắc đến Tết Trung thu, một số người sẽ nghĩ ngay đến ngày này bắt nguồn gốc từ Trung Hoa, và sau này du nhập sang Việt Nam. Mặc dù cả 2 nước đều có những điểm tương đồng nhưng thực chất Tết Trung thu ở nước ta có sự khác nhau với Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, Tết Trung thu bắt nguồn từ câu chuyện sự tích về Dương Quý phi, vị phi tần sủng ái nhất của vị vua Huỳnh Tông thời nhà Đường. Với nhan sắc tuyệt trần, triều thần sợ vua bị mê hoặc nên đã ép ban tử cho quý phi.
Sau khi bà mất, nhà vua thương nhớ, xót thương. Cảm động trước tình yêu thương của vua dành cho quý phi nên các nàng tiên đã quyết định cho 2 người họ gặp nhau vào đêm trăng tròn. Về sau vua chọn ngày rằm tháng tám để tưởng nhớ nàng.
Còn ở Việt Nam , Tết Trung thu là ngày mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mạng lại cho dân chúng sự ấm no, bình an, hạnh phúc và mùa màng bội thu.
Nhưng chung quy lại ngày Tết Trung thu là Tết của tinh thần, tình thương yêu, sum vầy và đoàn viên. Vào ngày này mọi quây quầy bên nhau tổ chức buổi tiệc nhỏ ấm cúng, trẻ em vui đùa,phá cỗ, rước đèn,…
Chú Cuội, Chị Hằng, Thỏ Ngọc trong Trung Thu là ai?
Ý NGHĨA CỦA TẾT TRUNG THU ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NHƯ THẾ NÀO?
Trải qua những thăng trầm lịch sử, nhân dân ta cho rằng có mối liên hệ giữ vầng trăng và cuộc đời chúng ta. Trăng tròn, trăng khuyết ,niềm vui, nỗi buồn, đoàn tụ và chia ly, có lẽ vì vậy mà trăng tròn là biểu tượng của sự sum vầy, đoàn tụ Tết Trung thu là Tết đoàn viên.
Trong dịp lễ này, theo phong tục Việt Nam mọi thành viên gia đình sẽ quây quầy bên nhau, cùng nhau làm mâm cỗ gia tiên, cỗ mừng Trung thu bao gồm bánh Trung thu, bánh kẹo, bưởi, các loại hoa quả,…
Đây cũng là dịp để thể hiện tình yêu thương với người thân gia đình và bạn bè, tặng cho nhau những chiếc bánh Trung thu, trà, rượu để bày tỏ lòng biết ơn, sự hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Gắn kết tình yêu thương.
Trong những ngày này khắp nơi tổ chức rước đèn, ca hát múa, múa lân, múa rồng nhộn nhịp, lung linh và ngật tràn tiếng cười đùa. Con lân còn tưởng trưng cho sự may măn, tài lộc, chính vì vậy múa lân là điều không thể thiếu, người xưa với hy vọng sau mùa vụ này họ sẽ bội thu, mùa màng tươi tốt hơn.
CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀY TẾT TRUNG THU TẠI VIỆT NAM
Vào ngày này Việt Nam nước ta có những hoạt động hấp dẫn nào ? Chắc hẳn đây là ngày được nhiều sự mong đợi của các bé nhất.
- Rước đèn: Hoạt động đặc trưng thường thấy vào mỗi dịp Trung thu, trẻ em cùng nhau xách đèn đi khắn làng, xóm, phố đường với những chiếc đèn ông sao, cá chép,… Vừa đi vừa hát nghêu ngao, làm đường phố lung linh, nhộn nhịp hơn.
- Làm mâm cỗ: Mâm cỗ cúng răng tháng tám được người Việt khá chú trọng và luôn chuẩn bị sao cho tươm tất nhất nhằm thể hiện thành ý, lòng biết ơn ông bà tổ tiên. Đến khi trăng lên đỉnh là thời khắc trẻ em phá cỗ, mọi người cùng thưởng thức.
- Múa lân: nét đặc trưng trông đem hội Trung thu, náo nhiệt, tươi vui.
Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khác như : ăn bánh Trung thu, làm đồ chơi Trung thu, ngắm trăng, biếu tặng quà,…
Tết Trung thu là một phong tục ý nghĩa từ rất lâu đời không chỉ riêng ở nước ta mà còn trên các nước khác, qua những chia sẽ của chúng tôi chắc hẳn bạn đã bắt đều hiểu thêm về ngày Tết trung thu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của nó.
[…] Trung Thu là gì, ý nghĩa của ngày Trung Thu với người Việt Nam […]