• 133/38 Cống Lở, Phường 15, Tân Bình, Hồ Chí Minh
  • Điện Thoại: 0967-821-131

Các câu hỏi thường gặp về nghệ thuật tò he

Không biết từ bao giờ mà tò he đã trở thành một trong những trò chơi dân gian, gắn liền với tuổi thơ của trẻ em Việt Nam, Chỉ biết rằng chúng đã xuất hiện từ rất lâu, không chỉ gắn liền với tuổi thơ bao người mà còn gắn liền với câu đồng dao cỗ: “Tò he cụ bán mấy đồng? Con mua một chiếc cho chồng con chơi. Chồng con đánh hỏng thì thôi, Con mua chiếc khác con chơi một mình.”

Nào, hãy cũng Goparty tìm hiểu thêm về môn nghê thuật tò he qua bài viết đưới đây nhé!

CON TÒ HE LÀ CON GÌ?

Tò he hay còn với tên gọi khác là con giống bột, là một loại đồ chơi dân gian truyền thống của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét đẹp văn hóa dân gian ở các vùng quê, đặc biệt là Bắc Bộ, vùng đất làng nghề lâu đời Xuân La, Hà Nội.

Trước đây, tò he là sản phẩm được làm bằng bột gạo dùng để bày cỗ, cúng lễ nên chúng có hình thù, hình ảnh các con vật gắn liền với người nông dân như trâu, bò, lợn, gà, công, cá, rồng,.. do đó, người ta gọi chúng là “đồ chơi chim cò”.

Một số vùng phía Bắc, người ta còn tò he với tên gọi khác là “con bánh” , bởi có lẽ ngoài các hình thù, hình dáng về con vật thì người ta còn nặn bột thành các loại trái cây, đồ ăn như: nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi,… tạo thành một mâm cỗ đầy đủ để cúng bái.

Tò he đưới đôi bàn tay người nặn bột, tạo nên màu sắc tương đối giống đồ thực, vừa có thể chơi lại vừa ăn được. Thông thường bột nặn có pha thêm chút  đường tạo nên vị ngọt ngào được nhiều trẻ em yêu thích. Về sau, chúng được gắn vào một chiếc kèn ống, khi thổi thường phát ra âm thanh tò te, chính vì thế nên có lẽ người ta gọi sản phẩm này thành tò he. Chúng thường xuất hiện trong các dịp tết, lễ, cuộc thi,…

TÒ HE BẮT NGUỒN TỪ PHONG TỤC NÀO?

Vùng đất Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội được xem là cái nôi của các loại tò he. Nơi làm nghề nặn tò he lâu đời, từ xa xưa cho đến tận bây giờ,  đã có lịch sử hơn 300 năm, nhưng hiện tại vẫn chưa có tư liệu chích xác về nghề nặn tò he, hay tò he có từ bao giờ.

Theo lời kể rằng, ngày xưa trẻ con làng Xuân La thiếu thốn đồ chơi để trẻ em vui đùa, cho nên bánh chim cò hay còn gọi là tò he được ra đời để thay thế, không những chơi được mà còn ăn được. bởi vậy mà chúng làm chủ yếu từ nguyên liệu bột gạo, bột nếp và đường trắng.

TÒ HE LÀM NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên liệu chính để làm tò he chủ yếu là bột gạo, kết hợp với một ít bột nếp theo tỉ lệ 10 phần bột gạo và 1 phần bột nếp. Để tăng thêm độ dẻo cho sản phẩm tò he hay tùy vào thời tiết khô thì tăng phần bột nếp lên so với thông thường, trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, tạo thành từng khối bột luộc chín và nhào bột.

Sau đó, nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu, trộn màu sắc riêng từng vắt, tùy vào sản phẩm tạo hình mà lựa chọn các màu sắc khác nhau, nhưng cơ bản chủ yếu 4 màu: xanh, đỏ, vàng, đen.

Trước đây, người ta sử dụng màu sắc từ nguyên liệu thiên nhiên, cây thực vật, trái cây và đun sôi lấy màu và trộn với bột. Còn bây giờ để thuận tiện và tiện ích, người ta chuyển sang dùng màu thực phẩm công nghiệp 

TÒ HE CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?

Tò he không chỉ là ký ức tuổi thơ, mà còn là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa từ chơi, ăn cho đến cúng, lễ… tò he tồn tại trong dân gian từ rất lâu và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng nghề lâu đời Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội.

Người ta thường dùng bột gạo tẻ, gạo nếp, phầm màu tự nhiên và đường để nặn tò he, chính vì vậy mà chúng có thể ăn được. Có lẽ vì vậy mà những con tò he ở một số vùng miền Bắc, còn với tên gọi là “con bánh” hay “đồ chơi chim cò” được nhiều người yêu thích, nhất là các bạn nhỏ.

TÒ HE ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU?

Từ lâu tò he đã là một món đồ chơi dân gian độc đáo gắn liền với trẻ em. Mặc dù thời gian không sử dụng được lâu như những đồ chơi hiện đại,  khoảng từ 10 ngày cho đến 30 ngày, nhưng tò he truyền thống này thật gần gũi với cuộc sống chúng ta.

Với những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, thân thuộc mang lại cho mỗi người nhiều khung bực cảm xúc, không chỉ là nét đẹp văn hóa dân tộc mà còn tích tụ trí tuệ dân gian, lưu truyền và mang lại giá trị tinh thần cao. Đồng thời còn là những tác phẩm nghệ thuật, thường xuất hiện trong các dịp tết, lễ , hội làng, công viên, và các cuộc thi nặn tò he, các hội chợ triển lãm…

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không bị công khai.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>